tiêu đề chạy

LỚP 12I TRƯỜNG PTTH A HẢI HẬU NIÊN KHÓA 1993 - 1996. ĐỊA CHỈ EMAIL: LOP12I1996@GMAIL.COM & LOP12I1996@YAHOO.COM.VN!

tab

31 tháng 3, 2011

NÓI NGỌNG

Nói ngọng” là theo cách nói dân gian còn trong ngôn ngữ học nó được gọi là phát âm không chuẩn. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã thống kê có những dạng sai sau: Sai phụ âm đầu như l – n, s – x, ch – tr ; sai vần: ưc – ưt, inh – in ; sai 4 phụ âm cuối : m – n, p – t – c…Lỗi phát âm của người Miền Bắc thường sai phụ âm đầu, miền Trung sai thanh điệu, miền Nam sai phụ âm cuối, thanh điệu (hỏi ngã) và đặc biệt sai v – r.”.
Sưu tầm

Hôm trước về ăn cưới bạn bạn Thiện. Ngồi trên xe nghe bạn trộm bạn Mậu nói chuyện điện thoại:’’Ano, ông nàm cái gì thì nàm…..” mình nghe thấy thế trêu Mậu: “Ông Mậu ơi, ông đang ở Hà Lội rồi cho nên ông không được lói ngọng lữa nhé” đấy là mình bắt chước giọng nói của các bạn Hải Dương, Hải Phòng vì dân họ lại ngược lại bới dân mình nói N thành L. Đặc sản của việc nói ngọng quê mình Hải Hậu là chỉ nói N mà không nói L trong việc thực hiện văn nói hay nói rộng ra một chút nữa thì có lẽ tỉnh Nam Định cũng dính dáng ít nhiều, tuy nhiên mức độ ngọng thì nó không nghiêm trọng như thế.
Ngay những người giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng khi tiếp xúc với học trò hàng ngày vẫn còn bị nói ngọng thì không thể tránh khỏi việc các thế hệ con cháu của chúng ta nếu không đi làm hay tiếp xúc nhiều với xã hội bên ngoài thì chữ L cao vẫn mãi chỉ là chữ N thấp mà thôi. Tôi có đọc một thông tin rất thú vị có một bạn ở các tỉnh miền Trung ra Hà Nội học. Khi ghi biển số xe khi đọc biển là có đuôi là 29N, đọc xong bác trông xe hỏi L cao hay N thấp, nó rất ngạc nhiên là có cả L cao và N thấp à, chỉ là L hay N thôi chứ…
Có đồng chí lãnh đạo phát biểu trên truyền hình cũng phát âm sai, có người đi phỏng vấn qua được các vòng quan trọng nhưng không quan được vòng nói ngọng… Lãnh đạo nơi mình làm việc cũng bị nói ngọng vì cũng đồng hương Nam Định mà, trước hàng mấy trăm cán bộ công nhân viên sếp vẫn nói L thành N, tất nhiên không phải tất cả các từ đều được sếp đổi chỗ hai chữ L, N cho nhau thế mà vẫn bị mọi người ở dưới phát biểu rất hùng hồn: ”Đế chế của chúng ta là đế chế của N”. Nên chăng, hãy tổ chức một lớp luyện nói ngọng từ những người giáo viên, người trực tiếp dạy thế hệ tương lai để khi ra ngoài đường phát âm không phải hỏi đó là L cao hay N thấp mà chỉ có L và N mà thôi.
Mình có sưu tầm được một số câu nói để tránh nói nhầm L thành N, hay N thành L mọi người tham khảo nhé.
Anh lấy cho tôi nồi nước luộc lòng
Nóng lòng đợi lòng lợn nóng
Làng lổ bán lòng lợn luộc
Phụ nữ Việt Nam lên núi lấy lá non về làm nón
Đi Hà Nội mua cái nồi về nấu cơm nếp
Vừa nấu vừa nêm hết nửa nồi
Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.
Cái lọ nó lăn lông lốc nó lăn vào lò
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Nói lầm lẫn lần này lại nói
Nếu lầm lẫn lần nữa nói lại
Cụ Lý lên chợ làng mua lòng lợn luộc.

Cách rèn sửa lỗi phát âm L – N có thể theo 3 bước sau:
Thứ nhất, biết được cơ chế phát âm L – N trong khoang miệng, chủ yếu là dựa trên hoạt động của lưỡi Thứ hai, thường xuyên tự luyện tập trước gương soi
Thứ ba, tạo thói quen nhận biết nghĩa của từ để lựa chọn L hay N cho chuẩn xác.
Nói ngọng, nói không chuẩn chính là những hạt sạn làm ảnh hưởng tới văn hóa ngôn ngữ của chúng ta hàng ngày, mọi người cũng nhau sửa thì tiếng Việt của chúng ta sẽ không có những chuyện cười ra nước mắt vì bị hiểu lầm.
Có một chuyện vui về nói ngọng mình sưu tầm để mọi người cùng đọc nhé:

Nờ cao (L) hay Nờ thấp (N) ? Có một ông Chủ tịch (Chậc đại khái là chủ tịt tỉnh huyện gì cũng được) tuyên bố với mọi người. Dân càng đói thì chúng tôi càng no. Dân càng khổ thì chúng tôi lại càng no hơn nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét