tiêu đề chạy

LỚP 12I TRƯỜNG PTTH A HẢI HẬU NIÊN KHÓA 1993 - 1996. ĐỊA CHỈ EMAIL: LOP12I1996@GMAIL.COM & LOP12I1996@YAHOO.COM.VN!

tab

Chuyên đề quê hương

Tổng Quan Về Huyện Hải Hậu

Vị trí: Hải Hậu là một trong ba huyện giáp biển. Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Huyện có quốc lộ 21A (điểm cuối là thị trấn Thịnh Long), tỉnh lộ 56, đường sông Ninh Cơ và đường biển.

Diện tích: 230,22 km2

Dân số: 292150 người (2008)

Hành chính: bao gồm 3 thị trấn (Yên Định - huyện lỵ, Cồn, Thịnh Long) và 32 xã (Hải Nam, Hải Vân, Hải Phúc, Hải Lộc, Hải Hà, Hải Thanh, Hải Quang, Hải Đông, Hải Tây, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, Hải Châu, Hải Ninh, Hải Phú, Hải Cường, Hải Xuân, Hải Tân, Hải Sơn, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn, Hải Giang, Hải An, Hải Long, Hải Phương, Hải Hưng, Hải Bắc, Hải Trung, Hải Anh và Hải Minh).

Lịch sử: 500 năm trước, vùng đất Hải Hậu còn rất hoang vu, chỉ có một số cồn cát nổi lên rải rác. Bốn dòng họ Trần - Vũ - Hoàng - Phạm đã quần tụ về đây, chung sức đồng lòng xẻ đất, đắp đê, đẩy biển lùi ra xa, để lại cho con người ruộng lúa mênh mông, đồng muối bát ngát và vườn cây trĩu quả. "Đất lành chim đậu", nhân dân từ nơi khác tiếp tục kéo đến, lập nên các thôn xóm trù mật. Năm 1888, huyện Hải Hậu chính thức được thành lập. Vào tuổi 120, Hải Hậu đã có nhiều bước phát triển: là một huyện có nền kinh tế giàu manh, được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và là điểm sáng về các phong trào xây dựng đời sống văn hoá.

Đặc điểm: Hải Hậu có đường bờ biển dài 32km chạy dọc theo thị trấn Thịnh Long, các xã Hải Hoà, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và có cảng biển quy mô lớn Thịnh Long, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Được hình thành trên dải đất phù sa màu mỡ cuối vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hải Hậu còn là vựa lúa của toàn tỉnh, là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ ha và nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự… Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005: 7.9%.

Khu điểm tham quan du lịch: Khu du lịch biển Thịnh Long, cầu Ngói - chùa Lương (xã Hải Anh), chùa Phúc Sơn (xã Hải Trung), đồng muối Văn Lý (xã Hải Lý), đền tưởng niệm anh hùng liệt sỹ huyện Hải Hậu…

Lễ hội tiêu biểu: hội chùa Phúc Hải, hội chùa Ninh Cường...

Đặc sản: gạo tám xoan, gạo nếp, bánh nhãn, hải sản...


Cầu Ngói Hải Anh
 
 
 
 
 

Nhà thờ đổ ven biển Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định

Một tháp chuông nhà thờ sót lại nghiêng nghiêng trơ trọi giữa bãi biển xanh mát. Đám trẻ sáng đến câu động vật biển kiếm sống, chiều lại vũng vẫy tắm, nhảy nhót ở nơi từng là ngôi làng nhỏ.


Trước năm 1996, khu vực trên thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu (Nam Định) từng là một ngôi làng với nhiều công trình kiến trúc. Sau đó, biển xâm lấn sâu vào đất liền hơn một km khiến ngôi làng biến mất, nhưng một số công trình vẫn còn đó, tất nhiên không được nguyên vẹn.





Buổi sáng khi thủy triều rút, bãi cát lại ngổn ngang những đống đất nằm bên ngoài một con đê bê tông kiên cố mới được xây lên. Xa xa là tháp chuông nhà thờ thánh Maria Madalena nằm trơ trọi trên bãi biển Hải Lý.




Đống gạch vụn hoang tàn cùng với những khối gạch đá, nền móng của khuôn viên nhà thờ xưa nằm nguyên vị.


Khi nước biển dâng, những đống đổ nát này lại mòn dần và chìm nghỉm.


Dưới đống đổ nát ấy là sự sinh tồn của các loài động vật biển. Khi thủy triều rút, những chú còng, ốc, tôm... ngoi lên rồi lại chui xuống lỗ hoặc chạy lăng xăng trên cạn.


Đám trẻ làng gần đó mỗi buổi bình minh lại tới câu và bắt còng, ốc, tôm về mang bán.



Người họa sĩ già thư thái trong một buổi sáng để phác họa khu di tích nhà thờ đổ.





Chiều đến, khi nước lên, những chỗ trũng quanh nhà thờ đổ thành vũng tắm của trẻ em làng.


Bờ đê kiên cố thành nơi vui chơi hóng mát, thả diều lý tưởng của thanh thiếu niên trong vùng.

  








Về Hải Hậu ăn gạo tám xoan

Ở nước ta nhiều nơi có gạo tám, nhưng gạo tám Nam Định nổi tiếng ngon. Từ xa xưa gạo tám ở đây đã được chọn để tiến vua. Ngày nay thường được dùng trong các tiệc chiêu đãi lớn của Nhà nước khi tiếp những vị nguyên thủ quốc gia, và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
1.gif
Gạo tám Nam Định hạt nhỏ dài, thổi cơm rất mau chín, cơm tám màu trắng xanh, dẻo, mùi thơm ngào ngạt, ăn mau tiêu và hàm lượng chất bổ cao hơn các loại gạo khác rất nhiều. Phải chăng do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất này, cùng cách chọn giống và canh tác công phu đặc biệt của nông dân đã tạo ra được loại gạo tám Nam Định đặc sắc.
Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam không ít những câu, như:
Em như hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
Gạo tám thơm
Chim ra ràng
Cà cuống trứng.
Cơm tám ăn với chả chim
Chồng đẹp, vợ đẹp, những nhìn mà no…
Thẩm định, đánh giá dân gian truyền đời về giá trị của gạo tám thơm, như là đầu bảng của thú ăn, của hạnh phúc đối với cư dân châu thổ Bắc Bộ. Nam Định là một trong số ít trung tâm hàng đầu về loại lúa nổi tiếng này. Khắp các nơi đâu cũng có các loại tám, nhưng phải là tám xoan, tám ấp bẹ của vùng Xuân Đài, Nam Định.
Ở Việt Nam chưa biết tám xoan có tự bao giờ. Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes chép phân biệt loại gạo nếp, gạo tẻ mà không thấy viết tên giống gạo gì, tính chất ra sao. Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn có viết tới “lúa bát xuân ưa ruộng cao, cây cao, bông dài mà mềm, hạt thưa mà nhỏ, hơi vàng, hạt gạo rất trắng, mùi vị rất thơm”. Đến Đại Nam nhất thống chí và các tài liệu chí khác cuối thế kỷ XIX miêu tả tương tự: “Lúa tám xoan cây cao, bông dài và mềm, thóc thưa và nhỏ, hạt hơi dài, màu vàng, hạt rất trắng, vị ngon”.
Theo dân gian, tám thơm ở Xuân Đài có từ lâu ,đã dùng tiến vua. Vào những năm 1939 – 1945, khi giặc Nhật bắt dân nhổ lúa trồng đay, người Xuân Đài âm thầm lén trồng tám thơm, như là một cuộc đấu tranh bền bỉ,tự nguyện gìn giữ và lưu truyền cho cuộc đời, cho mai sau giống lúa quý của cha ông.
Xuân Đài bao gồm 10 thôn: Truỳ Khê, Hưng Đạo, Tự Do, Hồng Thái, Phú Xuân, Hồng Phong, Sản Xuất, Tường Kiệt, Ngũ Khu, Mạnh Hùng với diện tích tự nhiên 508,35 ha vùng đông bắc huyện Xuân Trường ngày nay. Cùng nằm trong khí hậu thuỷ văn của Nam Định, Xuân Trường, nhưng yếu tố quyết định nhất của độ thơm ngon, dẻo của tám thơm Xuân Đài chính là thuỷ thổ của riêng Xuân đài và quy cách chăm bón, bàn tay vàng của dân Xuân Đài. Xuân Đài nằm ở vùng đất phù xa trẻ của châu thổ sông Hồng, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ sét cao. Tầng đất canh tác sâu, ảnh hưởng mặn thích hợp với sản xuất lúa tám thơm.
Đồng đất Xuân Đài là yếu tố đầu tiên quan trọng với chất lượng gạo tám thơm. Thế nhưng người Xuân Đài còn biết cách bảo quản, chế biến làm cho gạo tán thơm hơn, dẻo hơn, tinh khiết hơn. Tám thơm là giống lúa thích hợp với đất thịt nặng, thịt trung bình, thịt nhẹ, nhưng tầng canh tác phải sâu, là đất phù sa trẻ ít chua, ảnh hưởng mặn tiềm tàng ở tầng dưới. Nếu không đáp ứng được những yêu cầu ấy các chân ruộng vẫn trồng được lúa tám nhưng không chỉ năng xuất thấp mà mùi thơm của nó cũng giảm. Vì thế ở Xuân Đài dẫu giống lúa tám ngày nay được trồng ở trên các cánh đồng, nhưng ngon hơn vẫn là ở các cánh Đồng Chương, Thần Từ, Tiền Đồng, Công Thổ, nhất là Truỳ Khê.



Niềm vui của diêm dân

Năm nay, diêm dân được mùa muối.
- Giá muối đang tăng, những diêm dân ở vùng muối Nam Định nổi tiếng đang vào vụ muối với một tinh thần phấn khởi. Không vui sao được khi những năm trước giá muối hạ xuống đến mức “rẻ như cho”.
Vụ muối năm ngoái, khi chúng tôi về Hải Hậu, Nam Định, chứng kiến cảnh được mùa muối nhưng diêm dân lại cười như... mếu, vì giá muối quá rẻ, 500 đồng/kg...


Năm nay, đang là thời kỳ bước vào chính vụ, năng suất muối bình quân đạt hơn 500 kg/ha/ngày; giá muối bán tại ruộng cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức hơn 1.000 đồng/kg. Được mùa, thu nhập của diêm dân cũng được cải thiện đáng kể, thu nhập trung bình cũng đạt từ 70 đến 80 ngàn đồng/người/ngày.

Chúng tôi lại về vựa muối Hải Hậu để chứng kiến niềm vui của những diêm dân trong những ngày được mùa đầu vụ muối này.

Ảnh minh họa
Những vuông muối khô nỏ chuẩn bị được thu hoạch






















Ảnh minh họa
Được mùa, bọn trẻ cũng tranh thủ lúc không phải học bài ra đồng giúp bố mẹ























Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đứa thì giúp cha mẹ cào cát
Đứa thì tưới nước cho ruộng muối













Ảnh minh họa






















Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Thu hoạch muối


























Ảnh minh họa
Niềm vui của những lão nông khi muối vừa được mùa, vừa được giá























Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa






















Ảnh minh họa
Một chút nước làm dịu cơn khát phút giải lao























Ảnh minh họa
Thu hoạch muối xong họ lại vội vàng làm cát cho mẻ muối ngày mai






















Ảnh minh họa
Ảnh minh họa











Ảnh minh họa
Chở muối về kho























Ảnh minh họa































Ảnh minh họa






















Những diêm dân thuần hậu ở đây cho biết: Giá muối năm nay có thể nói là cao nhất từ trước tới nay, bà con ai cũng phấn khởi. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui trước mắt, người dân cũng không quên “cảnh giác” với những thay đổi bất ngờ của thị trường vì mùa muối còn dài lắm. Một lão diêm dân cho chúng tôi biết: Phải chuẩn bị tinh thần trước là vừa, vì giá muối cũng như thời tiết chẳng ai biết trước được, nhưng thôi, được ngày nào hay ngày ấy, được như vậy là vui rồi.

Có lẽ để bắt kịp với yêu cầu của thị trường, bà con diêm dân cần những thay đổi mang tính cách mạng trong khâu sản xuất, có như vậy muối Hải Hậu mới đứng vững được trên thị trường và giúp người dân có thu nhập ổn định. Để không còn phải phấp phỏng trong nỗi lo được mùa nhưng rớt giá như những năm vừa qua.