tiêu đề chạy

LỚP 12I TRƯỜNG PTTH A HẢI HẬU NIÊN KHÓA 1993 - 1996. ĐỊA CHỈ EMAIL: LOP12I1996@GMAIL.COM & LOP12I1996@YAHOO.COM.VN!

tab

10 tháng 4, 2011

NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long QuânÂu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.
Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ kể từ năm 2007.[1] Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:
'''Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.'''
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, để hòa cùng lòng tưởng nhớ của triệu triệu con đất Việt hướng về tổ tiên dựng nước, kỳ sĩ Phong Thần khắp nơi trong Tam Giới cũng chuẩn bị những chiếc bánh chưng, bánh tét để tỏ lòng thành kính hướng về các bậc tổ tiên.


Câu hỏi: Ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba có từ bao giờ?

Trả lời:
Cứ mỗi lần đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đồng bào cả nước lại nô nức “về nguồn”, tụ hội ở Đền Hùng, tưởng niệm tổ tiên chung của cả dân tộc. Vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có từ bao giờ? Tại sao nhân ta lại chọn ngày mồng Mười tháng Ba làm ngày giỗ Tổ?

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba” nằm trong một bài ca gồm 4 câu. Hai câu tiếp theo ở cuối bài là “… Khắp miền truyền mãi câu ca. Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Đó là một bài ca mà từ cú pháp đến thi pháp đều khá mới mẻ. Đặc biệt, ý tứ của câu cuối cùng khá gần gũi với những sáng tác trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, thường dùng chủ đề Hùng Vương và Đền Hùng để cổ vũ niềm tin vào vận mệnh non sông, chẳng hạn như những câu đối của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:


“Có tổ có tông, có tông có tổ, tổ tổ tông tông, tông tổ cũ
Còn non còn nước, còn nước còn non, non non nước nước, nước non nhà”.

Hoặc như của Vũ Đình Khôi:


“Cháu chắt còn, tông tổ hãy còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi
Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu”!

Khi tìm trong văn bản cổ, không thấy có sự chỉ định hoặc xác nhận nào về việc mở hội đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng Mười tháng Ba cả.

Xem xét các bia kí, đặc biệt là hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, sự thực về lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba mới vỡ lẽ ra như sau:

Tấm Hùng miếu điển lệ bi do Hội đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25 tháng Bảy năm Khải Định thứ nhất (1917) gửi Các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này dẫn tới chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái…”.

Phần thứ hai của văn bia Hùng miếu điển lệ bi dành cho việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”.

Như vậy, đến đây có thể nhận ra: Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, từ xa xưa, chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc tế” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”.

Định kì mồng Mười tháng Ba (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên, với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử hiện tại. Mồng Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng liêng trọng đại đối với cả dân tộc: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

1 nhận xét:

  1. Thứ nhất phụ mẫu tứ thân
    Trên nữa cụ kỹ ông bà tổ tiên
    Bên cạnh Thánh mẫu phật hiền
    Nay thêm giỗ Tổ Hùng Vương nước nhà.

    Trả lờiXóa