tiêu đề chạy

LỚP 12I TRƯỜNG PTTH A HẢI HẬU NIÊN KHÓA 1993 - 1996. ĐỊA CHỈ EMAIL: LOP12I1996@GMAIL.COM & LOP12I1996@YAHOO.COM.VN!

tab

28 tháng 10, 2009

MỘT SỐ THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN HẢI HẬU

Địa lý

Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông.

Hành chính

Huyện Hải Hậu có 3 thị trấn là: Yên Định (huyện lỵ), Cồn, Thịnh Long và các xã: Hải Nam, Hải Vân, Hải Phúc, Hải Lộc, Hải Hà, Hải Thanh, Hải Quang, Hải Đông, Hải Tây, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, Hải Hòa, Hải Châu, Hải Ninh, Hải Phú, Hải Cường, Hải Xuân, Hải Tân, Hải Sơn, Hải Đường, Hải Phong, Hải Toàn, Hải Giang, Hải An, Hải Long, Hải Phương, Hải Hưng, Hải Bắc, Hải Trung, Hải Anh và Hải Minh.

Giao thông

Huyện có đường bộ quốc lộ 21A (điểm cuối là thị trấn Thịnh Long), tỉnh lộ 56, đường sông (sông Ninh Cơ) và đường biển.

Kinh tế

Hải Hậu là một trong những vựa lúa của Nam Định cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự, v.v...

Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh bắt và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây cảnh và đặc biệt là du lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm Thịnh Long. Ngoài ra cảng Thịnh Long cũng đóng vai trò trong phát triển kinh tế của huyện. Bốn xã được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu là thị trấn Cồn - nơi có chợ Cồn là trung tâm của cả vùng, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Yên Định - là trung tâm huyện và xã Hải Giang, Hải Phong, Hải Ninh nơi có những cánh đồng lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển Hải Hậu còn có các cánh đồng muối. Người dân ở đây cũng tham gia đánh bắt hải sản. Ngoài ra, vào lúc nông nhàn người dân cũng đi làm ở các nơi đem lại một nguồn thu nhập quan trọng trong mỗi gia đình.

Giáo dục

Huyện Hải Hậu có 5 trường cấp 3 công lập: (Trường THPT A Hải Hậu, Trường THPT B Hải Hậu, Trường THPT C Hải Hậu, Trường THPT D Hải Hậu và Trường THPT Trần Quốc Tuấn). Trong đó Trường THPT A Hải Hậu là một trong những lá cờ đầu trong tỉnh về giáo dục đào tạo.

Đặc sản

Gạo Tám Xoan Hải Hậu là một loại gạo thu hoạch trên việc trồng lúa tám xoan tại một số cánh đồng nhỏ của mảnh đất Hải Hậu. Đây là một loại gạo thơm tự nhiên và giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, việc trồng lúa tám xoan chỉ thực sự trồng trên được 2 - 3 xã có chất đất khá đặc biệt của huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Loại gạo tám này đã được xuất khẩu ra nước ngoài và hiện đang được nhiều các nhà khoa học quan tâm để phát triển giống lúa này.
Nguồn từ: //vi.wikipedia.org/wiki/Hải_Hậu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét